Việt Nam thử nghiệm sàn giao dịch carbon

Khái niệm “sàn giao dịch” không chỉ được sử dụng cho các giao dịch tiền tệ, chứng khoán, ngày nay, chúng cũng được sử dụng với tín chỉ carbon- chính sách mới của nhà nước nhằm thu hút nguồn tài chình bền vững, mang đến hiệu quả tích cực trong việc giảm thiểu khí cacbon cũng như đáp ứng thỏa thuận Paris.

Sàn giao dịch carbon được triển khai mở ra hướng đi mới trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường

Thực tế, trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, thị trường tín chỉ carbon là một trong những công cụ kinh tế, yêu cầu doanh nghiệp cũng như các cơ sở có hoạt động phát thải phải bắt buộc đầu tư các giải pháp, đảm bảo hiệu quả giảm phát thải. Đây là chính sách mới, thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước trong việc giảm thiểu và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, bản thân Việt Nam chưa chủ động được việc công nhận và phát hành tín chỉ, điều này phụ thuộc vào các tổ chức và cơ chế tín chỉ quốc tế. Đối với các doanh nghiệp trong nước, vấn đề này vẫn chưa thực sự được quan tâm.

Sàn giao dịch khí thải carbon lần đầu tiên được công bố tại sự kiện Công nghệ quốc gia Techfest năm 2020 với thành viên tham gia chính là nhà máy/ xưởng sản xuất (gọi chung là doanh nghiệp) tức là bên phát thải và chủ đầu tư xanh (còn gọi là lao động sạch) tức bên giảm thải. Nền tảng áp dụng sàn giao dịch này là công nghệ Blockchain 4.0. Đặc biệt, “sản phẩm” xuất hiện trên sàn giao dịch kể trên là tín chỉ carbon, chứng chỉ xanh, trái phiếu xanh- những sản phẩm liên quan trực tiếp đến phát thải khí carbon.

Khi sàn giao dịch đi vào hoạt động, nếu doanh nghiệp không giảm lượng khí carbon đúng như cam kết, họ sẽ phải mua tín chỉ carbon như một cách bù đắp lượng phát thải mà mình đã tạo ra.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng sự xuất hiện của sàn giao dịch carbon được khẳng định mang đến nhiều lợi ích thiết thực

Sàn giao dịch carbon không chỉ giới hạn, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có vốn tín chỉ carbon đều có thể tham gia. Mặc dù vậy, xét trong hoàn cảnh thực tế, việc thực thi ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc triển khai hệ thống đo đạc, kiểm đếm cũng như tính dấu chân carbon là điều không hề dễ dàng. Rõ ràng, hình thức này mang lại nhiều lợi ích nhưng cần có các biện pháp cụ thể hơn nữa để có thể triển khai một cách hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *