- Bạn thường xuyên nhìn thấy các mẫu đèn UV ở các nhà hàng, khách sạn, hay không gian công cộng hoặc trong các gia đình nhưng chưa thực sự hiểu về công dụng của chúng?
- Bạn biết đến vai trò của đèn UV trong khử trùng nhưng xét về nguyên lý hoạt động cũng như tính ứng dụng chưa hiểu rõ ràng?
- Bạn đang có nhu cầu tìm mua đèn UV nhưng lo ngại về tác hại của chúng?
Trong bài viết này, Rama Việt Nam sẽ cùng bàn luận rõ hơn về việc đèn UV có tác dụng gì cũng như những ảnh hưởng của chúng với sức khỏe con người, từ đó đưa ra lựa chọn về việc nên hay không nên sử dụng các thiết bị khử trùng đèn UV.
Đèn UV có tác dụng gì?
Đèn UV là thiết bị khử trùng hiệu quả nhờ sự xuất hiện của các luồng ánh sáng cực tím xa (UVC). Loại ánh sáng này có bước sóng từ 100 đến 280nm. Khi tiết xúc với bề mặt đồ dùng, chúng làm biến đổi cấu trúc gen của vi khuẩn, virus, phá vỡ cấu trúc phân tử của chất gây mùi, từ đó giúp đồ dùng trở nên sạch hơn, không còn các tác nhân lây nhiễm bệnh. Hiệu quả khử trùng của đèn UV đạt đến 90% trong điều kiện bề mặt không có sự che chắn, ngăn cản.
Ánh sáng cực tím mang đến hiệu quả khử trùng cao, có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau
Sự ra đời của đèn cực tím có nguồn gốc từ ánh sáng cực tím tự nhiên. Loại ánh sáng này do Mặt trời tạo ra. Tia cực tím Mặt trời là một loại bức xạ điện từ làm cho các tấm áp phích ánh sáng đen phát sáng và là nguyên nhân gây rám nắng vào mùa hè và cháy nắng. Bức xạ điện từ đến từ mặt trời và truyền đi dưới dạng sóng hoặc hạt ở các bước sóng và tần số khác nhau. Dải bước sóng rộng này được gọi là phổ điện từ (EM) . Quang phổ thường được chia thành bảy vùng theo thứ tự bước sóng giảm dần, năng lượng và tần số tăng dần. Các ký hiệu phổ biến là sóng vô tuyến, vi sóng , tia hồng ngoại (IR), ánh sáng nhìn thấy được, tia cực tím (UV), tia X và tia gamma .
Tia cực tím (UV) nằm trong dải phổ EM giữa ánh sáng khả kiến và tia X. Nó có tần số khoảng 8 × 10 14 đến 3 × 10 16 chu kỳ mỗi giây hoặc hertz (Hz) và bước sóng khoảng 380 nanomet (1,5 × 10 −5 inch) đến khoảng 10 nm (4 × 10 −7 inch) . Theo ” Hướng dẫn bức xạ tia cực tím ” của Hải quân Hoa Kỳ, UV thường được chia thành ba dải phụ:
- UVA, hoặc gần UV (315–400 nm)
- UVB, hoặc UV trung bình (280–315 nm)
- UVC, hay UV xa (180–280 nm)
Có sự khác biệt về ảnh hưởng của ánh sáng UV ở các bước sóng khác nhau. Với UVC, mặc dù trong tự nhiên, chúng bị tầng ozone hấp thụ, không thể chiếu sáng đến mặt đất nhưng chúng đã được nghiên cứu và chứng minh về khả năng diệt khuẩn trong không khí, nước, vì vậy, đèn cực tím tạo ra ánh sáng UV nhân tạo ra đời.
Đèn UV có tác dụng gì? Tác dụng chính của chúng là diệt khuẩn, xử chất gây mùi trong không khí và nước dựa trên nguyên lý phá vỡ cấu trúc của phân tử gây mùi, làm biến đổi cấu trúc gen của vi khuẩn, virus khiến chúng không thể nhân bản, không thể lây truyền bệnh từ đó bị tiêu diệt.
Ứng dụng của đèn UV
So với các phương pháp khử trùng khác như ozone, nhiệt, khử trùng bằng đèn cực tím giành được những lợi thế như:
- Không yêu cầu sử dụng hóa chất
- Không sản sinh phụ phẩm độc hại
- Ứng dụng trong môi trường nước và không khí
- Có tác dụng với số lượng lớn các loại vi khuẩn, virus
- Sử dụng dễ dàng, hiệu quả khử trùng cao
Đèn cực tím được sử dụng để khử trùng khẩu trang
Bằng những ưu điểm này, đèn UV khử trùng có thể sử dụng trong các ứng dụng sau:
- Khử trùng không gian gia đình
- Khử trùng đồ dùng
- Khử trùng dụng cụ y tế
- Khử trùng phòng bệnh
- Khử trùng phòng LAB
- Khử trùng nước
- …
Tác hại của đèn UV
Đèn UV có tác hại không? Câu trả lời là “Có”. Bên cạnh ưu điểm, đèn cực tím cũng tồn tại nhược điểm, thậm chí là sự ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người nếu không được dùng đúng cách. Đó chính là lý do giải thích tại sau các nhà cung cấp đèn khử trùng Uv luôn đưa ra khuyến cáo sử dụng và yêu cầu khách hàng của mình tuân thủ nghiêm ngặt.
- Ánh sáng đèn UV chỉ chiếu sáng trong phạm vi nhất định, sự khử trùng của chúng theo đó cũng bị giới hạn trong không gian. 10m là phạm vi khử trùng đạt hiệu quả cao nhất với đèn cực tím
- Trong quá trình chiếu sáng, nếu ánh sáng cực tím bị chắn bởi 1 vật, hiệu quả khử trùng trên bề mặt của vật sẽ bị giảm
- Con người và động vật nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng UV ở cự ly gần, trong thời gian dài có thể bị kích ứng mắt, bỏng da, … Do đó, đèn UV nên được chiếu sáng trong phòng không người
- Sau một thời gian sử dụng, đèn UV cần được vệ sinh, tuy nhiên, chúng cũng có tuổi đời nhất định, khách hàng cần một khoảng chi phí đầu tư cho thiết bị
Khử trùng bằng tia cực tím là phương pháp khử trùng phổ biến và có lịch sử lâu đời. Thí nghiệm và ứng dụng thực tế đều đã chứng minh hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên, để có được sản phẩm tốt, khách hàng vẫn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín, thiết bị chất lượng với chế độ bảo hành rõ ràng.