Tia UV ngoài có trong ánh sáng mặt trời được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế nhờ khả năng kiểm soát nhiễm khuẩn mạnh mẽ. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tia UV là gì vơ chết kiểm soát nhiễm khuẩn của tia UV trong y tế như thế nào nhé.
Tia UV là gì?
Tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet) hay còn gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại, là sóng điện từ có bước sống ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy được nhưng dài hơn tia X, bước sóng trung bình từ 200-380nm có tác dụng làm bất hoạt các vi sinh vật.
Phân loại phổ của tia cực tím chia ra làm 3 phần:
- Tia UVA (Tia cực tím bước sóng A): Có bước sóng nằm trong khoảng từ 320-400 nm, có bước sóng dài hay còn được gọi là “ánh sáng đen”
- Tia UVB (Tia cực tím bước sóng B): Có bước sóng nằm trong khoảng 290-320nm gọi là bước sóng trung bình.
- Tia UVC: Có bước sóng ngắn nằm trong khoảng từ 100 – 290nm là bước sóng có thể làm bất hoạt các loại vi khuẩn, virus, bao tử nấm mốc gây hại,… Nên được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực của đời sống thực tế.
Cơ chế kiểm soát vi khuẩn của tia UV
Trên thị trường hiện nay, xuất hiện nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ tia UV để kiểm soát vi khuẩn có trong không khí. Và loại đèn chiếu ra tia UVC là loại đèn có khả năng kiểm soát vi khuẩn mạnh mẽ nhất bằng cách phá vỡ các liên kết trong phân tử ADN của vi sinh vật, khiến cho vi sinh vật không thể sinh sôi được, đồng thời tạo ra dimer thymine có thể giết chết hoặc vô hiệu hóa các vi sinh vật.
Tuy cơ chế đơn giản nhưng sức mạnh của tia UV hết sức khủng khiếp, chỉ với những bước sóng tính bằng nano mét đã đủ để tiêu diệt hàng nghìn vi sinh vật. Đây là một trong những giải pháp tiêu diệt và kiểm soát vi khuẩn hàng đầu trên trái đấy có sức mạnh ngang với ozone.
Ứng dụng của tia UV trong y tế
Đèn UV sử dụng trong bệnh viện, phòng khám
Công dụng của tia cực tím rất mạnh trong việc khử trùng, diệt khuẩn. Do đó, nó là sự lựa chọn thích hợp trong y tế, được sử dụng tại nhiều bệnh viện, phòng khám, cơ sở khám chữa bệnh,… Một số ứng dụng của tia UV trong y tế phải được kể đến như:
Khử trùng nước
Nước được khử trùng tỏng phòng khám khi đưa qua lòng ống có đặt bóng đèn tia cực tím. Việc khử trùng phải điều chỉnh tốc độ sao cho không quá nhanh, nếu tốc độ quá nhanh thời gian gặp tia cực tím không nhiều thì tác dụng khử trùng sẽ k đảm bảo.
Khử trùng bề mặt và không khí
Tại các bệnh viện, phòng khám là nơi tập trung của rất nhiều bệnh nhân, những vi khuẩn mang bệnh có thể lây lan qua không khí hoặc khi tiếp xúc với các bề mặt. Việc sử dụng tia UV để khử trùng và diệt khuẩn sẽ đảm bảo phòng khám luôn sạch sẽ, vô khuẩn. Nhờ đó mà công tác điều trị bệnh cho bệnh nhân mới có thể đạt được hiệu quả cao.
Khử trùng dụng cụ
Các dụng cụ dùng để thăm khám cho bệnh nhân là những đồ vật có nguy cơ nhiễm khuẩn và mang bệnh cực kỳ cao. Do đó, bắt buộc phải khử trùng kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cả y bác sĩ. Bởi lẽ nếu dụng cụ không được vô trùng kỹ sẽ rất dễ sảy ra tình trạng nhiễm trùng, y bác sĩ tiếp xúc trực tiếp với các dụng cụ này cũng sẽ gia tăng khả năng nhiễm bệnh.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Rama có thể giúp bạn hiểu thêm về tia UV và cơ chế kiểm soát vi khuẩn của UV trong y tế. Quý khách hàng cũng có thể tham khảo về các dòng sản phẩm đèn khử trùng ứng dụng công nghệ UV bằng cách truy cập vào website: Uv-rama.com hoặc gọi điện trực tiếp đến số Hotline: 098.676.5115 để được tư vấn chi tiết nhất!