Trong quá trình sử dụng đèn UV. thời gian khử trùng là một yếu tố mà bất cứ người sử dụng nào cũng đều rất quan tâm. Làm thế nào để lựa chọn một thời gian khử trùng, khử khuẩn phù hợp, đáp ứng được nhu cầu tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà vẫn đảm bảo được tuổi thọ của đèn. Qua bài viết này chúng ta hãy cùng với Rama Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
Đèn UV là gì?
Đèn UV (hay còn gọi là đèn tia cực tím) là một loại đèn chiếu ra ánh sáng tia cực tím với bước sóng thích hợp nhằm mục đích:
- Khử trùng: Đèn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây hại có trong không khí, nước, bề mặt tiếp xúc,….
- Trong y tế: Đèn có thể dùng để điều trị một số bệnh về da như ung thư bạch huyết, vẩy nến, bạch biến, eczema,…
- Trong thiên văn học: Tia UV được ứng dụng trong việc quan sát những ngôi sao có kích thước lớn bởi lẽ những ngôi sao này sẽ phát sáng trong phạm vi vùng bước sóng của tia cực tím.
Trong bài viết ngay hôm nay chúng ta tập trung đến dòng sản phẩm đèn UV với mục đích khử trùng, khử khuẩn trong không khí, nước và bề mặt tiếp xúc.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng của đèn UV
Trong quá trình sử dụng đèn UV, hiệu quả khử trùng của đèn có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác nhau, cụ thể:
- Loại đèn UV: Các sản phẩm đèn UV được chia thành nhiều loại với các bước sóng khác nhau như UVA, UVB và UVC. Trong đó đèn UVC là dòng sản phẩm có bước sóng ngắn nhất nhưng đồng thời đem lại hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn cao nhất. Do đó, đây cũng là dòng đèn có thể gây hại cho da và mắt khi tiếp xúc trực tiếp, cần hết sức lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng.
- Khoảng cách giữa đèn với đối tượng cần khử trùng: Khoảng cách lý tưởng giữa đèn với đối tượng cần khử trùng là từ 15 đến 30cm. Càng xa thì hiệu quả khử trùng sẽ càng giảm, cần phải tăng thời gian chiếu đèn để đảm bảo hiệu quả khử trùng.
- Độ bẩn của bề mặt cần khử trùng: Đối với việc khử trùng bề mặt, cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt đó trước khi tiến hành khử trùng khử khuẩn. Bởi lẽ nếu có bụi bẩn và các chất che phủ trên bề mặt, việc khử trùng sẽ trở nên khó khăn hơn vì tia UV sẽ khó khăn trong việc xuyên xuống bên dưới để tiếp xúc với vi khuẩn.
- Thời gian khử trùng: Thời gian khử trùng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả khử trùng của đèn. Tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn cần tiêu diệt và công suất của đèn UV để tính toán thời gian khử trùng phù hợp. Một số vi khuẩn nhạy cảm với tia UV có thể sẽ bị tiêu diệt trong một vài giây, nhưng cũng có những loại cần thời gian lâu hơn để tiêu diệt.
Dưới đây là bảng tham khảo thời gian tiêu diệt một số loại vi khuẩn của tia UV:
Vi khuẩn | Thời gian khử trùng tối thiểu (s) |
E. coli | 2 |
Salmonella | 10 |
Staphylococcus aureus | 6 |
Influenza | 1 |
SARS-CoV-2 | 2 |
Thời gian sử dụng đèn UV để khử trùng, khử khuẩn phù hợp
Để tiến hành khử trùng khử khuẩn bằng tia UV, mỗi ngày bạn nên bật đèn 2 – 3 lần và mỗi lần khoảng 30 – 60 phút. Tuy nhiên thời gian này có thể thay đổi theo bước sóng tia UV của từng đèn và tuỳ thuộc vào khả năng kháng UV của loại vi khuẩn muốn tiêu diệt.
Trong thời gian khử trùng bằng tia UV, để đảm bảo an toàn tối đa cho da và mắt, người sử dụng nên sử dụng các thiết bị điều khiển từ xa, bật đèn trong không gian không có người và động vật.
Hiệu quả khử trùng phụ thuộc vào việc vi sinh vật có được tiếp xúc với tia cực tím hay không. Do đó, nên hạn chế tối đa các chướng ngại cản trở tia UV, tăng đường ngắm tối ưu cho việc khử trùng.
Cần thay thế định kỳ các bóng đèn UV để đảm bảo đèn luôn hoạt động hiệu quả. Tuổi thọ trung bình của các bóng đèn UV đều được nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Bạn có thể căn cứ vào đó để lên lịch thay bóng phù hợp.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua các sản phẩm đèn UV có thể liên hệ ngay với Rama Việt Nam thông qua số Hotline: 098.676.5115 để được tư vấn và báo giá chi tiết!