Ánh sáng tia cực tím có an toàn không? Tóm lược những câu hỏi thường gặp về UV

Tia UV có hại không?

Đây là một câu hỏi quan trọng. Nếu không được sử dụng hoặc thực hiện đúng cách, việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tia cực tím có thể gây ra những tác hại cho cả con vật và con người. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng UV-C có thể gây hại cho con người theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như gây hại cho mắt và da. Nó cũng có thể gây ra hư hỏng cho vật liệu, chẳng hạn như sự ăn mòn của các miếng đệm cao su hoặc chất dẻo. Chính vì những tác động tiêu cực tiềm ẩn này của ánh sáng UV-C mà việc sử dụng thiết bị trong thực tế cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Một trong những cách dễ nhất để tránh bất kỳ loại tổn thương da hoặc mắt nào từ hệ thống ánh sáng UV-C đó là hạn chế tiếp xúc trực tiếp, bật đèn khi trong phòng không có người hoặc đặt đèn ở những nơi cách xa nơi con người hoạt động.

Khả năng sử dụng chu trình khử trùng của hệ thống chiếu sáng UV cũng rất quan trọng. Hiệu quả khử trùng phụ thuộc vào cường độ và thời gian tiếp xúc đối với vật được khử trùng. Khi được sử dụng đúng cách, hệ thống UV-C sẽ cung cấp đủ tia cực tím diệt khuẩn để đảm bảo rằng các mầm bệnh bị tiêu diệt, nhưng không đủ để gây hại cho bề mặt hoặc vật liệu.

Người ở trong phòng có ánh sáng UV nên sử dụng các đồ dùng bảo hộ

Chiếu tia cực tím có gây ung thư không?

Phần lớn ung thư da và việc tiếp xúc với tia cực tím là do ánh nắng mặt trời . Các nguồn tia UV nhân tạo cũng có thể gây ung thư. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có thể tránh các hình thức chiếu sáng UV để giảm thiểu rủi ro.

Các thiết bị bảo hộ và việc hạn chế sử dụng đèn trong phòng có người là 2 cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ con người nhưng vẫn đạt được hiệu quả khử trùng trong môi trường.

Ánh sáng tia cực tím có làm hỏng da và các vật liệu khác không?

Như đã đề cập ở trên, tia UV, cả nhân tạo và tự nhiên, đều có thể gây hại cho da. Khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa, rủi ro được giảm thiểu.

Trong số các vật liệu dễ bị tác động bởi tia Uv, nhựa là chất liệu điển hình. Do đó, đa số các chi tiết của đèn Uv, vật dụng trong phòng sử dụng đèn UV đều không được làm bằng nhựa.

Ánh sáng UV có thể làm giảm tuổi thọ làm bằng chất liệu nhựa

Điều gì xảy ra nếu ai đó bước vào khu vực được khử trùng trong quá trình khử nhiễm?

Nếu ai đó bước vào phòng khi đang thực hiện quá trùng khử trùng bằng UV, họ có thể bị thương ở mắt hoặc da. Tuỳ thuộc vào mức độ tiếp xúc của cơ thể với ánh sáng mà sự nguy hại là khác nhau nhưng việc đưa ra những cảnh báo cho phòng khử trùng là điều nên được áp dụng.

Tôi có thể nhìn vào hệ thống chiếu sáng khử trùng bằng tia UV qua cửa sổ không?

Người dùng hoàn toàn có thể giám sát quá trình khử trùng bằng tia UV trong phòng qua cửa kính vì kính là vật liệu có khả năng chặn lại đường truyền của loại ánh sáng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *