Kết hợp công nghệ khử trùng Uv và Ozone để bảo vệ sức khoẻ trong thời kỳ dịch bệnh

Cuộc sống hiện nay ngày càng phát triển từ đó kéo theo các vấn đề lớn liên quan đến môi trường đặc biệt là môi trường không khí bị ô nhiễm. Khi dịch bệnh xuất hiện với tần suất nhiều hơn, mức độ lây lan và nguy hiểm cao hơn, con người dần ý thức rõ ràng hơn về tác hại của ô nhiễm môi trường cũng như nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ. Các công nghệ khử trùng bắt đầu được nghiên cứu và ứng dụng một cách rộng rãi. Trong số rất nhiều giải pháp được đưa ra, UV và Ozone là công nghệ khử trùng tiên tiến nhất, chúng thường được kết hợp với nhau để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Ô nhiễm không khí đe doạ nghiêm trọng đến đời sống và sức khoẻ con người

Công nghệ khử trùng bằng tia UV sử dụng các ánh sáng UVC- ánh sáng cực tím có bước sóng ngắn với khả năng diệt trừ vi khuẩn cao, được công bố bởi Author Downet và Thomas P.Blunt. Phương pháp khử khuẩn trong không khí bằng tia UV đầu tiên vào năm 1985 và đến hiện nay được áp dụng trong văn phòng, bệnh viện. Tia cực tím hay còn gọi là tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được nhưng dài hơn bước sóng của tia X.

Dựa trên sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, tia cực tím được chia ra làm 3 loại: Tia UVA: bước sóng từ 315-400 nm còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen; Tia UVB: bước sóng 280-315 nm còn được gọi là sóng trung; Tia UV-C: bước sóng ngắn hơn 280 nm còn gọi là sóng ngắn hay sóng có khả năng tiệt trùng.

UV là công nghệ khử trùng tiên tiến nhất hiện nay, giúp loại bỏ các vi sinh vật gây hại

Bức xạ UV-C từ mặt trời không đến được bề mặt trái đất vì nó bị ngăn bởi tầng ozone trong khí quyển. Do đó, cách duy nhất mà con người có thể tiếp xúc với bức xạ UV-C là từ một nguồn nhân tạo như đèn hoặc tia laser, thường gặp nhất là các loại đèn chiếu tia UV để khử trùng nước, không khí, bề mặt. Ở bước sóng từ 260-270 nm, tia UV-C sẽ gây phá vỡ các liên kết trong phân tử ADN của vi sinh vật, đồng thời tạo ra dimer thymine có thể giết chết hoặc vô hiệu hóa các vi sinh vật. Theo nghiên cứu của James J. McDevitt và cộng sự (năm 2012) thấy rằng công nghệ khử trùng bằng tia UV-C có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm vi rút cúm truyền từ người sang người qua đường không khí . Ngoài ra,công nghệ khử trùng của tia UV xa (222 nm) cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc bất hoạt vi rút SARS-CoV-2.

Cơ chế diệt khuẩn của ozone

Ozone cũng được chứng minh là mang đến hiệu quả cao trong việc khử trùng không khí, nước. Mới đây, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi bác sĩ người Israel Ines Zucker tại Nhật Bản đã chứng minh hiệu quả của ozone trong việc làm sạch bề mặt có tồn tại vi khuẩn SARS-CoV-2. Thực nghiệm của họ đã cho thấy được rằng ozone có thể làm sạch bề mặt trong thời gian ngắn tầm dưới 30 phút với khả năng giảm tỉ lệ virus đến 95% trong 40 phút . Trên thực tế, bản thân khí ozone là một chất oxi hóa mạnh nhưng cấu tạo bởi 3 nguyên tố oxi với 1 liên kết bền và 1 liên kết kém bền. Trong công nghệ khử trùng bằng khí ozone thì sau khi đưa ra không khí ozone bị tách ra thành ion âm và 1 nguyên tử oxi thành khí oxi. Chính vì vậy công nghệ khử khuẩn làm sạch bằng ozone có tác dụng vừa làm sạch không khí lại vừa có tác dụng phá hủy các phân tử, các vi khuẩn, các virus trong không khí.

Hạn chế của công nghệ UV là chỉ tác động đến các vi sinh vật nằm trong vùng ánh sáng tiếp cận đến, vi khuẩn bị che chắn bởi bụi, góc khuất có thể không bị ảnh hưởng. Để khắc phục nhược điểm này, công nghệ ozone được kết hợp. Vì là chất khí nên ozone chủ động phân tán trong môi trường, len lỏi vào từng ngóc ngách trong phòng, đảm bảo hiệu quả khử trùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *