Xử lý rác thải nhựa, khắc phục vấn đề ô nhiễm của rác thải nhựa, … là yêu cầu cấp bách mà các nhà chức trách đặt ra. Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Yeling Zhu- nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của UBC đã nghiên cứu và và phát triển công nghệ “bọt sinh học” tạp ra từ chất thải gỗ để cải thiện vấn đề rác thải nhựa.
Bọt sinh học là một loại xốp phân hủy sinh học, chúng không chỉ giải quyết được cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa mà thế giới đang phải đối mặt mà còn cho thấy sự phát triển vượt trội của công nghệ hiện nay. Dự án được phối hợp thực hiện bởi UBC và First Nations. Báo cáo được đăng tải tại news.ubc.ca.
Nhóm nhà nghiên cứu về bọt sinh học
TS Jiang là một trong những người quan trọng của dự án cho biết, ông đã bắt đầu phát triển công nghệ bọt sinh học từ nhiều năm trước đấy với mục đích giảm ô nhiễm từ xốp đóng gói. Ông cho biết thêm “Chất thải xốp lấp đầy tới 30% các bãi chôn lấp toàn cầu và có thể mất hơn 500 năm để phân hủy. Biofoam của chúng tôi phân hủy trong đất trong vài tuần, cần ít nhiệt và ít hóa chất để tạo ra, và có thể được sử dụng để thay thế cho bọt đóng gói, đóng gói đậu phộng và thậm chí cả tấm cách nhiệt”- “Ít hơn 50% số cây khai thác được sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ – phần còn lại bị bỏ lại trong rừng, dùng làm nhiên liệu tiềm tàng cho các trận cháy rừng tàn khốc.”
Biofoam bắt đầu phân hủy trong đất trong vòng vài tuần. Ảnh: Lou Bosshart / UBC
Cho đến nay, quá trình phát triển bọt sinh học đã hoàn thành, nhóm nghiên cứu đang đưa ra mô hình kinh doanh và mở rộng kế hoạch của mình.