Vùng chết là những vùng nước mà sinh vật thủy sinh không thể tồn tại được vì lượng oxy thấp. Các vùng chết nói chung là do ô nhiễm chất dinh dưỡng, và chủ yếu là vấn đề đối với các vịnh, hồ và vùng nước ven biển vì chúng nhận các chất dinh dưỡng dư thừa từ các nguồn thượng nguồn.
Nitơ và phốt pho dư thừa gây ra sự phát triển quá mức của tảo trong một thời gian ngắn, còn được gọi là tảo nở hoa. Sự phát triển quá mức của tảo sẽ tiêu thụ oxy và chặn ánh sáng mặt trời từ các loài thực vật dưới nước. Cuối cùng, khi tảo chết, oxy trong nước sẽ bị tiêu thụ. Việc thiếu oxy khiến các sinh vật sống dưới nước không thể tồn tại được. Vùng chết lớn nhất ở Hoa Kỳ – khoảng 6.500 dặm vuông – nằm trong Vịnh Mexico và xảy ra vào mùa hè hàng năm do ô nhiễm chất dinh dưỡng từ lưu vực sông Mississippi.
Sự xuất hiện của tảo trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của vật nuôi
Khi một số loại tảo nở hoa lớn và tạo ra hóa chất, hoặc chất độc, hiện tượng này được gọi là tảo nở hoa có hại. Sự nở hoa có hại của tảo có thể xảy ra ở các hồ, hồ chứa, sông, ao, vịnh và vùng nước ven biển, và các chất độc do chúng tạo ra có thể gây hại cho sức khỏe con người và đời sống thủy sinh. Sự nở hoa có hại của tảo chủ yếu là kết quả của một loại tảo có tên là vi khuẩn lam, còn được gọi là tảo xanh lam.
Mức độ dinh dưỡng cao và tảo nở hoa cũng có thể gây ra các vấn đề về nước uống ở các cộng đồng lân cận và thượng nguồn từ các vùng chết. Tảo có hại nở hoa giải phóng chất độc làm ô nhiễm nguồn nước uống, gây bệnh tật cho động vật và con người.
Đối mặt với vấn đề này, nhiều chủ trang trại nuôi trồng đã tìm kiếm các phương pháp diệt tảo nhằm bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của vật nuôi. Ozone, Uv và sóng siêu âm là 3 phương pháp diệt tảo trong nước được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định.
Diệt tảo bằng ozone
Ozone là chất khí có tính oxy hóa khử mạnh, do đó, khi được đưa vào trong nước, chúng dễ dàng tác động đến tảo, khiến chúng không thể thực hiện quá trình trao đổi chất, cuối cùng bị chết. Mặc dù vậy, cũng vì đặc tính oxy hóa khử mạnh này mà ozone có thể tác động tiêu cực đến vật nuôi. Do đó, việc diệt tảo bằng ozon trong nước cần được thực hiện ở bể trung gian, nước trong hồ được dẫn tới bể và quay trở lại hồ sau khoảng thời gian vừa đủ, đảm bảo ozone đã phân hủy hết. Vấn đề này có thể khiến chi phí lắp đặt tăng lên.
Ngoài công dụng khử mùi, khử màu, sục ozone vào trong nước cũng góp phần tiêu diệt tảo
Một trong những ưu điểm nổi bật của việc ứng dụng ozone trong diệt tảo đó là khả năng tiêu diệt cả vi sinh vật gây hại cũng như chất gây màu, gây mùi, tái tạo oxy, giúp nguồn nước được trong lành hơn.
Diệt tảo bằng UV
So với việc diệt tảo bằng ozone, phương pháp diệt tảo bằng UV tiện lợi hơn khi chúng có thể lắp đặt trực tiếp trong hồ/ ao nuôi. Khi đèn UV vận hành, nguồn ánh sáng UV tiếp cận tối đa các bề mặt, bất kỳ cá thể tảo nào đi qua luồng ánh sáng cũng bị tác động. Ánh sáng UV tiêu diệt tảo bằng cách tác động đến cấu trúc gen của chúng.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp diệt tảo bằng ánh sáng cực tím đó là chúng không thể phát huy tác dụng với những cá thể được che chắn bởi một vật thể khác. Ngoài ra, cần một khoảng thời gian tiếp xúc đủ lớn để UV có thể tiêu diệt tảo, do đó, nếu tảo có tốc độ di chuyển quá nhanh, vượt ngoài khả năng ảnh hưởng của ánh sáng cực tím, chúng cũng có thể không bị tiêu diệt.
UV là phương pháp phổ biến được sử dụng để tiêu diệt tảo
Diệt tảo bằng sóng siêu âm
Việc sử dụng máy tạo sóng siêu âm để diệt tảo trong nước được tiến hành theo 2 cách:
- Cách 1: Sử dụng sóng siêu âm để ngăn không cho tảo nổi trên bề mặt và thực hiện quá trình quang hợp. Điều này đồng nghĩa với việc tảo không thể trao đổi chất, lâu dần chúng sẽ bị chết.
- Cách 2: Sóng siêu âm tác động đến các phân tử nước từ đó hình thành hàng trăm triệu bọt khí nhỏ li ti, chúng cùng vỡ tung và sinh ra nguồn năng lượng cực mạnh, đủ sức để tác động đến tảo, khiến chúng bị tiêu diệt.
Kết quả thực nghiệm sử dụng máy tạo sóng siêu âm để tiêu diệt tảo trong ao nuôi thủy sản
Ưu điểm của phương pháp diệt tảo bằng sóng siêu âm đó là việc có thể sử dụng ngay cả khi có vật nuôi trong ao, không sản sinh phụ phẩm cũng như không gây hại cho nước. Tuy nhiên, bằng cách vận hành liên tục trong thời gian dài, thiết bị tiêu tốn một nguồn năng lượng không hề nhỏ. Bên cạnh đó, vì sóng siêu âm phát ra liên tục, tác động tối đa đến toàn bộ môi trường nước nên chúng có thể ảnh hưởng đến cả các sinh vật có lợi trong nước.